So sánh gỗ cao su và gỗ công nghiệp có gì khác biệt

So sánh gỗ cao su và gỗ công nghiệp có gì khác biệt

Ngày nay gỗ cao su và gỗ công nghiệp đều là những sản phẩm ứng dụng vô cùng rộng rãi trong cuộc sống. 2 loại gỗ này cũng đang cạnh tranh nhau trong phân khúc nội thất giá rẻ. Vì vậy người tiêu dùng sẽ băn khoăn so sánh gỗ cao su và gỗ công nghiệp loại nào tốt hơn và được tin dùng nhiều hơn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu, so sánh gỗ cao su và gỗ công nghiệp ngay sau đây.

A/ So sánh đặc điểm của gỗ cao su và gỗ công nghiệp

A.1 Đặc điểm của gỗ cao su

Cây cao su sau khi đã trải qua từ 25 đến 30 năm phục vụ cho mục đích mấy mủ sẽ tiếp tục chuyển sang hình thức khai thác lấy gỗ. Trước đây gỗ cao su thường không được đánh giá cao về chất lượng, tuy nhiên khi công nghệ chế biến gỗ phát triển hơn, gỗ cao su trở thành một trong những sản phẩm được ưa dùng trong ngành nội thất.

ung dung van ghep cao su nguyen go 3

Cây cao su sau khi được khai thác sẽ được đưa vào nhà máy. Chúng được luộc, bóc tách và xẻ thành thanh gỗ nhỏ. Sau đó những thanh gỗ nhỏ sẽ được ngâm vào bồn tẩm áp lực có sử dụng hoá chất với tỉ lệ thích hợp. Quá trình này để bảo vệ gỗ khỏi tác hại của côn trùng. Tiếp tục sấy khô những thanh gỗ này, gọi là (Phôi gỗ cao su xẻ sấy) cho đến khi độ ẩm chỉ còn 12% thành phẩm Phôi Gỗ Cao Su. Gỗ sau khi được tẩm sấy sẽ cho vào bước bào kỹ, cắt gọt các mắt mấu để đảm bảo tính thẩm mỹ. Cuối cùng là ghép các thanh gỗ thành tấm lớn. Bước nay được tiến hành bằng công nghệ hiện đại đảm bảo độ chính xác tuyệt đối. Thành phẩm cuối cùng gọi là gỗ ghép thanh.

A.2 Gỗ công nghiệp

Loại gỗ công nghiệp có thể kể đến những loại gỗ khá phổ biến trên thị trường như: MFC, MDF, HDF. Gỗ công nghiệp được tạo nên từ các vụn gỗ/ bột gỗ/ dăm gỗ + keo và các chất hoá học khác ép quy chuẩn dưới áp suất nhiệt quy định. Vì vậy chúng còn có tên gọi khác là gỗ ép công nghiệp. Thành phần bột gỗ hay dăm gỗ được tận dụng từ các cành cây, hay những sản phẩm dư thừa từ sản xuất gỗ tự nhiên. Sau đó chúng được băm, nghiền nhỏ theo các tiêu chuẩn nhất định.

Như vậy, gỗ cao su và gỗ công nghiệp đều có nguồn gốc thành phần từ gỗ tự nhiên. Tuy nhiên với các quy cách sản xuất khác nhau đã tạo nên những loại gỗ khác nhau hoàn toàn.

B/ So sánh gỗ cao su và gỗ công nghiệp về độ bền

Về cơ bản, cách thức sản xuất 2 loại gỗ này hoàn toàn khác nhau. Gỗ cao su ghép được ghép trực tiếp từ thanh gỗ cao su tự nhiên. Gỗ công nghiệp là nghiền nhỏ bột gỗ rồi ép thành tấm. Vì thế mà chất lượng và độ bền của chúng cũng khác nhau.

Gỗ cao su được đưa vào sử dụng khi đã ở độ tuổi 25 đến 30 nên chất gỗ cũng khá cứng cáp. Sau khi được xử lý tỉ mỉ và cẩn thận theo quy trình tiêu chuẩn, chất gỗ sẽ không bị mối mọt, cong vênh. Không nhữg vậy, khi ghép gỗ cao su thành những tấm lớn, bề mặt gỗ được sơn phủ nên hầu như không thấm nước.

Trong khi đó, gỗ công nghiệp chịu được trọng lực trung bình kém hơn gỗ tự nhiên. Nhưng ngược lại, gỗ sẽ không bị mối mọt gặm nhấm, hay cong vênh do thay đổi thời tiết. Nhược điểm của loại gỗ này là không phù hợp với nước. Chỉ sau một thời gian ngậm nước, gỗ nhanh chóng phồng rộp và mất hết liên hết.

C/ So sánh gỗ cao su và gỗ công nghiệp loại nào đẹp hơn

Có nhiều người nhận định khi so sánh gỗ cao su và gỗ công nghiệp thì gỗ công nghiệp có thể đẹp hơn.

Do thân gỗ cao su nhỏ chỉ khoảng 25 đến 30cm, nên chúng thường được sản xuất dưới dạng ghép. Và khi ghép các thanh gỗ nhỏ lại để tạo thành tấm gỗ lớn thì bề mặt sẽ có nhữg mối nối vô cùng rõ ràng. Không chỉ vậy, gỗ thông có nhiều loại vân gỗ khac nhau nên sẽ tạo thành những lớp màu sắc khác nhau.

Trong khi đó gỗ công nghiệp lại đáp ứng được tính thẩm mỹ hơn khi nó đa dạng về màu sắc. Bề mặt phủ của gỗ công nghiệp có thể sử dụng như: Melamine, Laminate, Arcylic, Veneer hay thậm chí các loại sơn UV, sơn PU. Và mỗi loại bề mặt phủ khác nhau lại có những ưu điểm khác nhau. Vì vậy khách hàng có nhiều lựa chọn hơn. Và bề mặt gỗ hoàn toàn mịn, không khớp nối.

D/ So sánh gỗ cao su và gỗ công nghiệp trong ứng dụng đời sống

Gỗ cao su thường được sử dụng để làm bàn ghế quán nước, quán trà, cửa hàng ăn,… Vì chúng thích hợp với các môi trường nước hoặc độ ẩm cao. Ngoài ra, gỗ cao su ghép thanh cũng được sản xuất thành bàn ghế, bàn học sinh, bàn bếp, giường, tủ quần áo, tủ bếp, kệ tivi, kệ sách; sản xuất các vật dụng khác. Một điều nổi bật khác nữa của gỗ cao su đó là được có thị trường nước ngoài tin dùng. Một phần lý do là chúng có nét vân gỗ độc đáo và tính thân thiện với môi trường.

Đối với gỗ công nghiệp có ưu điểm là chịu lực trung bình và có đa dạng màu sắc. Vì thế nên được dùng nhiều vào các món đồ nội thất gia đình như: giường ngủ, tủ quần áo, kệ tivi, bàn học, bàn làm việc, tủ giày, bàn trang điểm,…

Như vậy 2 loại gỗ cao su và gỗ công nghiệp đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, khách hàng có thể tuỳ thuộc vào nhu cầu và thẩm mỹ của bản thân để có thể lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất.

 

ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT, GIÁ SỈ LẺ VÁN GỖ CAO SU GHÉP THANH, CHẤT LƯỢNG MẶT VÁN, PHỦ KEO CÁC LOẠI (KEO BÓNG, KEO MỜ), PHỦ VENEER CÁC LOẠI (PHỦ XOAN, PHỦ SỒI....). VUI LÒNG LIÊN HỆ TỔNG ĐÀI: (028) 44 55 8586.

TỔNG ĐÀI: (028) 44 55 8586
Lưu ý: Đối với đơn hàng trên 50 tấm, miễn phí vận chuyển khu vực Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM (Chành xe khu vực TPHCM) trong bán kính dưới 40km. Đơn hàng dưới 50 tấm Quý khách hàng vui lòng thanh toán chi phí vận chuyển. VỚI CÁC TỈNH KHÁC CHỈ HỖ TRỢ VẬN CHUYỂN RA CHÀNH XE.
0901 455 726
NHẮN TIN