Gỗ ghép finger được hình thành từ quá trình sản xuất chuyên nghiệp và tỉ mỉ. Để hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất gỗ ghép finger, hôm nay Ván ghép cao su sẽ chia sẻ đến bạn chi tiết các công đoạn gia công. Nào, hãy cùng đọc bài viết này nhé!
Mục Lục
Gỗ ghép finger là gì?
Gỗ ghép thanh là loại vật liệu chỉ mới được du nhập về Việt Nam vài năm gần đây. Tuy nhiên loại gỗ này đã xuất hiện từ rất sớm trên thế giới.
Gỗ ghép finger là kiểu ghép gỗ tiên tiến nhất hiện nay
Thông thường, gỗ ghép thanh được ghép nối theo 4 kiểu là ghép ván ngang, ghép cạnh, ghép giác, ghép mặt. Trong đó kiểu ghép mặt hay còn gọi là ghép finger là kiểu ghép phổ biến và mang nhiều ưu điểm nhất hiện nay.
>>> Nội thất làm từ ván gỗ ghép mộng có độ bền như thế nào?
Quy trình sản xuất gỗ ghép finger
Các thanh gỗ được thu mua về xưởng sản xuất. Sau đó sẽ trải qua quy trình phơi khô, hấp sấy, tẩm ướp chất phụ gia chuyên dụng để bảo vệ gỗ không bị mối mọt
Tuy có 4 cách thức ghép gỗ khác nhau nhưng quy trình sản xuất gỗ ghép finger vẫn được thực hiện theo các bước tiêu chuẩn như sau:
Bước 1: Cưa gỗ theo kích thước tiêu chuẩn
Gỗ nguyên liệu được thu mua trực tiếp từ các nhà vườn hoặc cơ sở cung cấp đem về phân xưởng. Sau đó bắt đầu tiến hành công đoạn sơ chế. Người thợ làm nghề sẽ sử dụng máy chuyên dụng như máy cưa lọng đứng để chia nhỏ gỗ lớn thành những thanh gỗ có kích thước phù hợp với mục đích sử dụng.
Bước 2: Tẩm sấy gỗ
Đây được xem là bước cực kỳ quan trọng. Ở bước này, gỗ sẽ được loại bỏ nước còn thừa trong thân gỗ. Nhờ đó các tác nhân gây nên tình trạng mối mọt, ẩm mốc cũng bị loại bỏ theo. Việc này có tác dụng tăng tuổi thọ cho sản phẩm sau khi hoàn thiện.
Bước 3: Tiến hành ghép gỗ theo kiểu ghép finger
Các thanh gỗ sau khi được tẩm sấy và đạt đủ độ ẩm tiêu chuẩn sẽ được chuyển sang máy ép để ghép gỗ theo kiểu ghép nối đầu (ghép finger).
Quy trình sản xuất gỗ ghép finger đòi hỏi sự tỉ mỉ để cho ra đời thành phẩm tốt nhất
Thanh gỗ được xẻ răng cưa ở 2 đầu, sau đó ghép các thanh lại với nhau theo cùng chiều dài. Các thanh gỗ này được ghép song song, nên từ trên nhìn xuống chúng ta chỉ thấy một đường thẳng mà không lộ mối ghép răng trên bề mặt. Giúp tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Bước 4: Xử lý keo
Để tăng độ chắc chắn cho tấm ván ghép, người thợ sẽ sử dụng thêm loại keo chuyên dụng để tăng độ kết dính ở các mối ghép.
Bước 5: Làm nhẵn bề mặt gỗ
Bước tiếp theo trong quy trình sản xuất gỗ ghép finger là dùng giấy ráp hoặc máy chà nhám để làm mịn bề mặt gỗ. Điều này mang lại vẻ tổng quan tốt hơn cho tấm gỗ, hạn chế các vết nhám gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và cảm nhận của người dùng.
Bước 6: Hoàn thiện quy trình gia công
Khâu cuối cùng trong quy trình sản xuất gỗ ghép finger là phủ sơn. Lớp sơn trên bề mặt gỗ có tác dụng mang lại tính thẩm mỹ cao hơn, hạn chế trày xước, giữ cho màu gỗ luôn bền đep như mới trong quá trình sử dụng.
Tùy vào nhu cầu, mục đích sử dụng mà quý khách hàng có thể chọn lớp phủ như veneer, laminate… sao cho phù hợp.\
>>> So sánh ván ghép thanh mộng nằm (Butt joint lamination) và ván ghép thanh mộng đứng
Kết luận
Quy trình sản xuất gỗ ghép finger ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của gỗ thành phẩm. Do đó, để đảm bảo độ bền cũng như tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, quý khách hàng nên chọn mua gỗ ghép tại các đơn vị uy tín như Nguyên Gỗ. Để được tư vấn thông tin một cách chuẩn xác và nhanh nhất, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới:
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN NGUYÊN GỖ
– Địa chỉ: 86 Từ Văn Phước, P. An Phú, TP. Thuận An, Tỉnh Bình Dương.
– Tel: 081 496 8586
– Email: info@nguyengo.com
ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT, GIÁ SỈ LẺ VÁN GỖ CAO SU GHÉP THANH, CHẤT LƯỢNG MẶT VÁN, PHỦ KEO CÁC LOẠI (KEO BÓNG, KEO MỜ), PHỦ VENEER CÁC LOẠI (PHỦ XOAN, PHỦ SỒI....). VUI LÒNG LIÊN HỆ TỔNG ĐÀI: (028) 44 55 8586.
TỔNG ĐÀI: (028) 44 55 8586 Lưu ý: Đối với đơn hàng trên 50 tấm, miễn phí vận chuyển khu vực Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM (Chành xe khu vực TPHCM) trong bán kính dưới 40km. Đơn hàng dưới 50 tấm Quý khách hàng vui lòng thanh toán chi phí vận chuyển. VỚI CÁC TỈNH KHÁC CHỈ HỖ TRỢ VẬN CHUYỂN RA CHÀNH XE.